THUỐC KÍCH TRỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRI

Quá kích buồng trứng (QKBT) là hội chứng thường gặp khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) để điều trị hiếm muộn, nhất là sau khi sử dụng HCG (Pregnyl hoặc Profasi).


Sinh lý bệnh: do tình trạng tổn thương và tăng tính thấm thành mạch, gây tràn dịch đa màng, giảm nồng độ albumin máu và giảm thể tích tuần hoàn.
ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
THUỐC KÍCH TRỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRI
Phân loại kích thích chứng
 Những bệnh nhân có những yếu tố sau thuộc nhóm nguy cơ cao bị QKBT:
- Tuổi < 35
- Buồng trứng đa nang
- Loại và liều thuốc KTBT sử dụng
- Thụ thai trong chu kỳ điều trị
- Tiền căn QKBT
- Nồng độ estradiol trong huyết thanh > 6000pg/ml trước tiêm hCG
- Nồng độ estradiol tăng nhanh trong quá trình kích thích nang noãn
- Có nhiều nang (> 15-20) kích thước trung bình và nhỏ (12-14mm) ở hai buồng trứng
PHÂN LOẠI QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG 
1. Theo triệu chứng lâm sàng (Golan, 1989)
– Mức độ nhẹ: kích thước buồng trứng từ 5-10 cm
+ Độ 1: căng bụng, đau, khó chịu
+ Độ 2: độ 1 + buồn nôn, nôn, tiêu chảy
– Mức độ vừa: kích thước buồng trứng từ 10-12 cm
+ Độ 3: độ 2 + dấu hiệu báng bụng trên siêu âm
– Mức độ nặng: kích thước buồng trứng > 12 cm
+ Độ 4: độ 3 + báng bụng rõ trên lâm sàng, tràn dịch màng phổi và khó thở nhiều
+ Độ 5: độ 4 + cô đặc máu, giảm thể tích tuần hoàn, thiểu niệu
2. Theo thơi gian khởi phát
– QKBT sớm
Xảy ra trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiêm hCG
– QKBT muộn
Xảy ra hơn 7 ngày sau chích hCG, do hCG từ thai tiết ra. QKBT muộn thường kéo dài và nặng hơn so với QKBT sớm.
ĐIỀU TRỊ 
Nguyên tắc điều trị là điều trị triệu chứng và bảo tồn, hạn chế các can thiệp ngoại khoa. Chỉ can thiệp ngoại khoa khi buồng trứng vỡ gây xuất huyết nội hay buồng trứng bị xoắn. Chiến lược theo dõi và điều trị tuỳ mức độ nặng nhẹ của hội chứng.
1. Điều trị ngoại trú: trong trường hợp QKBT nhẹ
– Nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động.
– Uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
– An thực phẩm nhiều đạm và ăn mặn.
– Theo dõi:
+ Đo vòng bụng, cân nặng
+ Theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày.
– Dấu hiệu chuyển nặng:
+ Chán ăn, buồn nôn, nôn nhiều, không uống được
+ Cân nặng và vòng bụng tiếp tục tăng nhanh 
+ Tiểu ít đi (dưới 500ml nước tiểu / 24 giờ)
+ Khó thở
Khi có dấu hiệu chuyển nặng, bệnh nhân cần được nhập viện ngay.
2. Điều trị nội trú: trong trường hợp QKBT trung bình và nặng
– Nghỉ ngơi tuyệt đối
– Xét nghiệm theo dõi:
+ Công thức máu, hematocrit
+ Albumin máu
+ Ion đồ
+ Siêu âm
– Bù dịch
+ Human albumin (20%, 25%) từ 50-100ml / ngày
+ Gelafundin
+ Natri clorua 0,9%
+ Glucose 5%
+ Hạn chế dùng lactate ringer vì QKBT thường có sẵn tình trạng tăng kali máu
– Chọc dẫn lưu dịch ổ bụng, màng phổi, màng tim để điều trị triệu chứng
+ Ổ bụng: có thể chọc giải áp khi có các triệu chứng sau
* Bụng quá căng
* Khó thở
* Thiểu niệu
* An uống kém, suy kiệt do bụng căng
+ Màng phổi: Khi có tràn dịch màng phổi nặng gây chèn ép nhu mô phổi, giảm chức năng hô hấp, SpO2 < 90%
+ Màng tim:Khi có tràn dịch màng tim làm suy giảm chức năng co bóp của tim
– Theo dõi:
+ Cân nặng, vòng bụng
+ Lượng dịch vào / ra mỗi 12 giờ
+ Dấu hiệu sinh tồn
+ Công thức máu, hematocrit
+ Ion đồ, albumin
+ Chức năng gan, thận
DỰ PHÒNG 
Chú ý theo dõi những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao trong quá trình KTBT để có hướng xử trí thích hợp:
– Sử dụng phác đồ thích hợp với liều thuốc thích hợp đối với từng bệnh nhân (như phác đồ 'liều thấp-tăng liều dần' cho bệnh nhân PCOS...)
– Giảm liều thuốc KTBT hoặc ngưng KTBT, không tiêm hCG khi có nguy cơ QKBT nặng

0 nhận xét :

Đăng nhận xét